Lào là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh, có nhiều lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư, giá thuê nhân thấp so với khu vực, do đó những năm qua đã thu hút được nhiều nguồn vốn nước ngoài thành lập nhà máy, cơ sở sản xuất xuất khẩu tại Lào. Tuy nhiên, do pháp luật Lào chưa thực sự hoàn thiện như các nước phát triển, do đó quá trình thành lập, hoạt động cần chú ý, xem xét thận trọng nhiều vấn đề, trong đó không thể thiếu các vấn đề dưới đây:
- Loại hình doanh nghiệp tại Lào
Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Lào bao gồm các loại hình là công ty tư nhân và công ty cổ phần.
– Công ty tư nhân là hình thức doanh nghiệp mà cá nhân có toàn quyền, lấy danh nghĩa cá nhân để triển khai hoạt động kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm không hạn chế đối với mọi nghĩa vụ tài chính, vay nợ của công ty.
– Công ty cổ phần là hình thức doanh nghiệp do 2 hay 2 người trở lên trên cơ sở thỏa thuận hiến hành cùng góp vốn, cùng kinh doanh, cùng chịu lỗ lãi. Công ty cổ phần phân thành hai loại là công ty cổ phần và công ty TNHH. Công ty cổ phần thông thường là chỉ hình thức doanh nghiệp trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau để cùng kinh doanh và không hạn chế cùng gánh vác mọi nghĩa vụ, vay nợ. Công ty TNHH là hình thức doanh nghiệp trong đó có trách nhiệm hạn chế đối với các khoản vay nợ, là doanh nghiệp mà “cổ đông chịu trách nhiệm có mức độ đối với nghĩa vụ vay nợ”.
– Công ty là hình thức doanh nghiệp đóng vốn để tạo cổ phần, mỗi cổ phần có giá trị tương đương, cổ đông dựa vào tỷ lệ cổ phần để gánh trách nhiệm khoản vay nợ của công ty. Công ty phân thành hai loại là công ty TNHH (bao gồm công ty TNHH một thành viên) và công ty đại chúng. Công ty TNHH là hình thức doanh nghiệp có 2 người hoặc 2 người trở lên nhưng không vượt quá 30 người là cổ đông nắm cổ phần. Công ty TNHH chỉ có 1 người nắm cổ phần gọi là Công ty TNHH Một thành viên; Công ty đại chúng là hình thức doanh nghiệp do ít nhất 9 cổ đông thành lập và có thể tự do chuyển nhượng cổ phần và bán cổ phần công khai ra bên ngoài.
- Cơ quan tiếp nhận xử lý đăng ký thành lập doanh nghiệp
Việc đăng ký thành lập công ty do cơ quan Bộ Công thương (Sở Công thương tỉnh/thành phố) chịu trách nhiệm xem xét, cấp phép.
- Quy trình đăng ký thành lập công ty
Giấy phép đầu tư nước ngoài được trình cho Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố hoặc Sở Công thương; “Luật xúc tiến đầu tư” sửa đổi của Lào có nhiều thay đổi về cấp phép đầu tư nước ngoài, trong đó đã bỏ quy định cho cấp phép chủ thể đầu tư nước ngoài được tiến hành “hoạt động kinh doanh phổ thông”.
Để có thể tiến hành “hoạt động kinh doanh phổ thông”, nhà đầu tư nước ngoài phải nộp hồ sơ xin phép lên Phòng Đăng ký doanh nghiệp, Sở công thương tỉnh/thành phố. Hồ sơ phổ biến bao gồm đơn xin đăng ký thành lập doanh nghiệp, xin phép đặt tên doanh nghiệp, thỏa thuận thành lập, điều lệ công ty, giấy ủy quyền…
Sau 10 ngày làm việc kể từ khi nộp hồ sơ sẽ được phê duyệt, nếu không được phê duyệt sẽ nhận được thông báo nói rõ.
- Các lưu ý khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
- Về tên gọi công ty
+ Không được trùng tên;
+ Không xâm phạm các thương hiệu nổi tiếng;
+ Không gây lẫn lộn tên các công ty nổi tiếng;
+ Đăng ký tên gọi công ty phải liên quan đến nghiệp vụ công ty;
+ Không lựa chọn tên gọi công ty hiếm thấy, mù mờ, phức tạp, cố gắng lấy những tên gọi đơn giản, rõ ràng.
- Xác định phạm vi kinh doanh
– Phạm vi kinh doanh một khi được đăng ký, doanh nghiệp đã có năng lực, quyền lợi trong phạm vi đó, doanh nghiệp đồng thời phải chịu trách nhiệm không được vượt quá phạm vi kinh doanh cho phép, một khi vượt quá, không chỉ không được sự bảo hộ của pháp luật, mà còn bị xử lý. Phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp là danh giới phân biệt giữa kinh doanh hợp pháp và kinh doanh bất hợp pháp.
– Phạm vi kinh doanh liên quan mật thiết với việc nộp thuế, chẳng hạn thuế tiêu thụ của Lào căn cứ vào chủng loại hàng hóa sẽ có mức thuế khác nhau. Đối với công ty kinh doanh trên nhiều ngành nghề, phải chú ý trình tự trước sau của phạm vi kinh doanh, ngành nghề kinh doanh thứ nhất của phạm vi kinh doanh là ngành nghề thuộc doanh nghiệp, còn định mức lựa chọn phương án thuế thường xem xét mặt bằng ngành nghề, việc không chú ý đến sắp xếp phạm vi kinh doanh có thể dẫn đến thua lỗ.
– Phạm vi kinh doanh nếu bao gồm các hoạt đông kinh doanh bị hạn chế, kiểm soát, bảo hộ, thì phải được phê duyệt của ban ngành liên quan mới có thể tiến hành kinh doanh.
- Về địa điểm kinh doanh:
– Hồ sơ chứng minh về địa điểm kinh doanh bao gồm: Nếu tự có nhà thì phải cung cấp chứng nhận tài sản nhà, nếu đi thuê nhà, địa điểm thì phải cung cấp hợp đồng thuê, giấy tờ chứng nhận cho phép sử dụng từ cơ quản lý nhà ở; nếu sử dụng đất thì phải cung cấp hồ sơ phê duyệt từ cơ quan quản lý đất đai.
– Hợp đồng, giấy tờ thuê nhà thông thường phải có chữ ký của trưởng bản sở tại.
– Liên quan đến vấn đề thuê mướn nhà ở, đất đai, cơ quan liên quan sẽ tiến hành kiểm tra tình hình nộp thuế đối với thuế thu nhập thu được từ việc cho thuê tài sản cố định. Về vấn đề bên nào sẽ chịu trách nhiệp nộp thuế thu nhập cho thuê tài sản cố định, sẽ do thỏa thuận của bên thuê và cho thuê nhà, sau đó cung cấp chứng nhận nộp thuế cho cơ quan hữu quan.
- Yêu cầu vốn đăng ký
– Vốn đăng ký phải từ 4 tỷ kíp trở lên.
– Vốn đăng ký từ 4 tỷ kíp và dưới 20 tỷ, phải lập cổ phần cùng với người Lào sở tại, cụ thể như sau:
+ Vốn đăng ký từ 4 tỷ đến 10 tỷ kíp, nhà đầu tư nước ngoài được nắm giữ không quá 50% cổ phần
+ Vốn đăng ký trên 10 tỷ và dưới 20 tỷ, nhà đầu tư nướ ngoài được nắm giữ không quá 70% cổ phần.
– Vốn đăng ký từ 20 tỷ kíp trở lên, có thể nắm cổ phần 100%.
- Đăng ký và nộp thuế
Doanh nghiệp phải tự mình đăng ký thuế trong vòng 90 ngày sau khi tiến hành hoạt động, đối với các hoạt động kinh doanh không bắt buộc phải phê duyệt cấp phép thì có thể kinh doanh luôn và đăng ký thuế sau. Tất cả doanh nghiệp đều phải tiến hành đăng ký thuế theo quy định đồng thời phải có tài khoản ngân hàng của công ty. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bị kiểm soát, bảo hộ, hạn chế phải có giấy phép kinh doanh từ cơ quan chủ quản mới được phép tiến hành kinh doanh.
Nhìn chung, đối với công ty đầu tư tại Lào thông thường sẽ phải nộp từ 6-10 loại thuế, ngoài các loại thuế nhỏ lẻ không phát sinh thường xuyên, nhà đầu tư thông thường cần chú ý đến 4 loại thuế chính là: Thuế lợi nhuận, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập cá nhân.
– Thuế lợi nhuận là một loại thuế truy thu từ lợi nhuận của doanh nghiệp, trong đó đối với doanh nghiệp có địa vị pháp nhân trong và ngoài nước mức thuế lợi nhuận là 24%.
– Thuế giá trị gia tăng là loại thuế mà người sử dụng sau cùng những hàng hóa và dịch vụ trong lãnh thổ Lào phải nộp. Những hàng hóa dịch vụ mà Lào nhập khẩu, sản xuất và tiêu thụ đều phải nộp thuế giá trị gia tăng, mức thuế giá trị gia tăng là 10%.
– Thuế tiêu thụ là một loại thuế gián tiếp thu từ người sử dụng hàng hóa và dịch vụ. Thuế tiêu thụ có mức thuế khác nhau tùy thuộc vào chủng loại hàng hóa.
– Thuế thu nhập là một loại thuế trực tiếp truy thu từ từ cá nhân hoặc pháp nhân có thu nhập trong phạm vi lãnh thổ nước Lào.
Thu nhập tiền lương cá nhân căn cứ theo mức tỷ lệ lũy tiến 0-24% để nộp thuế thu nhập. Các loại thu nhập khác như cổ tức cổ đông, bán cổ phần, các loại trái phiếu, cho thuê đất đai, nhà cửa, xe cộ, máy móc, bản quyền thương hiệu độc quyền, chuyển nhượng quyền sử dụng đất đai, bất động sản vv…căn cứ vào trường hợp củ thể để nộp từ 5-10% thuế thu nhập.
Hiện tại, Tạp chí Lào Việt đã có nhiều bài viết với nội dung cung cấp thông tin phục vụ hoạt động doanh nghiệp tại Lào bạn đọc quan tâm có thể tìm hiểu thêm tại các chuyên mục Tham khảo và Pháp luật.
Tổng hợp