Theo quy định của Lào, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp nước ngoài để đầu tư kinh doanh tại Lào thường được phân chia thành các hoạt động phổ biến như: Đầu tư kinh doanh các lĩnh vực phổ thông, Đầu tư kinh doanh trên lĩnh vực đặc biệt, Thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh, Thành lập đặc khu kinh tế hoặc khu kinh kinh tế chuyên biệt.
Trong đó quy trình thủ tục đối với đầu tư lĩnh vực phổ thông tại Lào sẽ trải qua các bước như sau: Nộp hồ sơ xin phép – Thẩm định, phê duyệt – Cấp mã số thuế – Cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp – Bắt đầu kinh doanh – Cấp con dấu. Cụ thể như sau:
- Nộp hồ sơ xin phép
Nhà đầu tư có ý định đầu tư trên các lĩnh vực kinh doanh phổ thông (không phải là ngành nghề đặc biệt phải xin phép cơ quan quản lý đặc thù), phải nộp đơn xin phép theo mẫu có sẵn tới phòng dịch vụ một cửa của Sở Công thương các địa phương tỉnh, thành phố. Khi nộp đơn, phải nộp kèm các hồ sơ liên quan đến địa điểm kinh doanh: Bản đồ và giấy tờ chứng nhận sở hữu nhà đất (nếu tự có) hoặc hợp đồng thuê mướn (nếu đi thuê), giấy tờ phải có chữ ký, đóng dấu xác nhận của trưởng bản sở tại. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh phổ thông tại Lào, ngoài các ngành nghề kinh doanh do cơ quan quản lý hữu quan quy định, thì không quy định giới hạn tối thiểu mức vốn đăng ký doanh nghiệp, tuy nhiên yêu cầu phải phù hợp với hoạt động kinh doanh tiến hành.
Theo “Luật Doanh nghiệp” của Lào, các hồ sơ cần thiết thường thấy để xin phép thành lập doanh nghiệp tại Lào bao gồm:
* Doanh nghiệp là Công ty TNHH Một thành viên (hồ sơ cần 1 bản chính và 3 bản phụ)
(1) Đơn xin đăng ký thành lập doanh nghiệp Công ty TNHH MTV theo mẫu có sẵn (đơn đăng ký doanh nghiệp, bản thảo điều lệ, giấy cam kết thực hiện nghĩa vụ doanh nghiệp sau khi đăng ký, giấy xác nhận địa chỉ);
(2) Đơn xin đặt tên công ty
(3) Bản photo giấy phép đầu tư (nếu thực hiện đăng ký công thương với dự án kinh doanh cần cần cấp phép đặc biệt);
(4) Hợp đồng chức vị giám đốc;
(5) Giấy ủy quyền giáo đốc;
(6) Photo mầu hộ chiếu người đại diện pháp nhân;
(7) Ảnh mầu tổng giám đốc công ty chụp gần đây (3 tấm, kích thước 3×4 cm).
* Doanh nghiệp là Công ty TNHH (mọi hồ sơ dưới đây cơ bản đều cần 1 bản chính và 3 bản phụ)
(1) Đơn đăng ký thành lập theo mẫu;
(2) Đơn xin đặt tên công ty;
(3) Điều lệ công ty;
(4) Giấy ủy quyền (ủy nhiệm) giám đốc;
(5) Bản photo giấy phép đầu tư (nếu là đăng ký công thương với dự án kinh doanh cần cần cấp phép đặc biệt);
(6) Photo mầu hộ chiếu người đại diện pháp nhân;
(7) Ảnh mầu người đại diện pháp nhân chụp gần đây (3 tấm, khổ 3×4 cm);
* Doanh nghiệp là công ty liên doanh
Công ty liên doanh là chỉ công ty do chính phủ Lào và nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài cổ phần cùng đầu tư mỗi bên 50%. Hồ sơ đăng ký gồm 1 bản chính và 3 bản phụ các giấy tờ sau:
– Để đặt tên công ty:
(1) Đơn xin đặt tên công ty;
(2) Hợp đồng, thỏa thuận đầu tư;
(3) Giấy ủy quyền giám đốc.
– Để đăng ký thành lập:
(1) Đơn xin đăng ký;
(2) Hợp đồng, thỏa thuận đầu tư;
(3) Biên bản hội nghị thành lập công ty (có chữ ký của tất cả thành viên sáng lập);
(4) Giấy phép thành lập doanh nghiệp công ty liên doanh (doanh nghiệp cấp TW phải do Thủ tướng phê duyệt, cấp tỉnh/thành phố do tỉnh trưởng/đô trưởng phê duyệt, Ngân hàng Lào sẽ đại diện cho Chính phủ tham gia thành lập doanh nghiệp).
(5) Điều lệ công ty;
(6) Giấy ủy quyền giám đốc;
(7) Photo giấy phép đầu tư;
(8) Photo mầu hộ chiếu người đại diện pháp nhân;
(9) Ảnh mầu người đại diện pháp nhân chụp gần đây (3 tấm, khổ 3×4 cm).
* Các giấy tờ cần thiết khác
(1) Sơ yếu lý lịch của nhà đầu tư;
(2) Quá trình hoạt động và chứng nhận tình trạng tài chính của nhà đầu tư.
- Thẩm định, phê duyệt:
Đối với đầu tư phổ thông không thuộc diện kiểm soát (đầu tư lĩnh vực bảo hộ hoặc có điều kiện), Phòng dịch vụ một cửa cơ quan công thương sau khi nhận được hồ xin đăng ký, trong thời gian không quá 10 ngày làm việc sẽ có thông báo trả lời phê duyệt hoặc không phê duyệt hồ sơ.
Đối với đầu tư có kiểm soát, quá trình thẩm định phê duyệt sẽ phải trải qua các bước và thời gian như sau:
Nhà đầu tư sau khi đã nộp đầy đủ hồ sơ hoàn chỉnh cho phòng dịch vụ một cửa, trong vòng 25 ngày làm việc sẽ nhận được giấy phép đầu tư và giấy phép đăng ký doanh nghiệp, cụ thể:
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, phòng dịch vụ một cửa trong thời gian 2 ngày làm việc sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan ban ngành và địa phương để xem xét có phản hồi đối với hồ sơ xin phép.
– Cơ quan ban ngành liên quan và địa phương sau khi nhận được hồ sơ, trong thời gian 8 ngày làm việc sẽ có ý kiến phản hồi bằng văn bản, nếu trong thời hạn đó không có ý kiến phản hồi được xem như đã đồng ý phê duyệt.
– Sau khi nhận được ý kiến phản hồi từ cơ quan ban ngành và địa phương liên quan, phòng dịch vụ một cửa sẽ trình ủy ban quản lý xúc tiến đầu tư tiến hành thẩm định, thời gian thẩm định không quá 10 ngày làm việc;
– Phòng dịch vụ một cửa sau khi có phản hồi đồng ý của ủy ban quản lý xúc tiến đầu tư, trong vòng 5 ngày làm việc sẽ ra giấy phép đầu tư và giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
– Nếu không được phê duyệt, phòng dịch vụ một cửa sau khi nhận được ý kiến không phê duyệt trong thời gian 3 ngày làm việc sẽ ra thông bằng văn bản cho bên xin phép.
Đối với nhà đầu tư đã có doanh nghiệp muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh, việc làm hồ sơ sẽ chỉ phải cung cấp các giấy tờ cần thiết mà cơ quan chức năng quy định, quy trình và thời gian sẽ nhanh hơn so với xin đăng ký mới.
- Giấy phép đăng ký doanh nghiệp
Giấy phép đăng ký doanh nghiệp là giấy tờ chứng nhận doanh nghiệp đã đăng ký hợp pháp. Giấy phép đăng ký doanh nghiệp bao gồm giấy phép đầu tư, chính sách ưu đãi, giấy đăng ký mã số thuế và giấy phép kinh doanh của cơ quan hữu quan.
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư đăng ký với cơ quan công thương nơi sở tại để cấp giấy phép sử dụng con dấu, liên hệ với bộ phận phụ trách khắc dấu của cơ quan công an, trong thời gian 7 ngày làm việc sẽ cấp con dấu cho doanh nghiệp đăng ký thành lập mới.
Tổng hợp