Kể từ khi đổi mới theo Nghị quyết lần thứ IV của Đảng, Lào đã tiến hành cải cách kinh tế theo cơ chế kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của Nhà nước. Thời gian đó, mô hình doanh nghiệp Nhà nước, nhà nước chung vốn,..mọc lên như nấm trong mọi lĩnh vực và tại nhiều địa phương, trong đó có nhiều doanh nghiệp đã đóng góp không nhỏ vào ngân sách nhà nước, góp phần vào phát triển đất nước và địa phương, nhiều doanh nghiệp đã trở thành hình mẫu trong sản xuất, tạo công ăn việc làm, tạo phúc lợi xã hội tốt, làm xã hội tự hào với sự tiến bộ của các doanh nghiệp Nhà nước; song hiện nay, nhiều doanh nghiệp Nhà nước có tiếng trong thời gian qua trở nên lạc hậu, giậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi; một số công ty đang thoi thóp và một số đã phá sản. Một số doanh nghiệp được Chính phủ hỗ trợ nhiều về vốn, phương tiện, nguyên liệu thô. Song nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng nợ cả trong nước và nước ngoài, một số doanh nghiệp nợ quá nhiều, Nhà nước không thể hỗ trợ nên buộc phải chuyển sang hình thức chung cổ phần, chung vốn với các nhà đầu tư – doanh nghiệp trong nước và nước ngoài điển hình như Công ty Điện lực Lào, Ngân hàng Phát triển Lào và một số công ty khác.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này song những nguyên nhân chính đó là do yếu tố nhà quản trị, người lập kế hoạch, người tổ chức có kiến thức còn hạn chế, không có chuyên môn, trưởng nhóm sản xuất và cả người thực hiện chưa chuẩn xác; bộ máy tổ chức cồng kềnh, chủ doanh nghiệp hưởng lương nhiều, bên trung gian hưởng lợi nhiều hơn nhà sản xuất trực tiếp; nạn tham nhũngtràn lan, bất bình đẳng giữa các cá nhân trong doanh nghiệp; đồng thời, còn có sự can thiệp từ phía trên, người quản trị phần lớn lạm quyền, không lắng nghe hoặc cùng tham gia sản xuất, chỉ đạo mà không có kiến thức chuyên môn; chi tiêu lãng phí vào các hoạt động đón khách, du lịch, xây dựng chính sách có lợi cho nhóm lợi ích, thiếu kiểm tra giám sát.
Theo ĐSQVN tại Lào