Trung Quốc là thị trường có nhu cầu sản phẩm chăn nuôi lớn và đã đặt ra hạn ngạch nhập khẩu không nhỏ cho Lào. Tuy nhiên, để đảm bảo tiêu chuẩn về sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc, các trang trại ở Lào cần tuân thủ nhiều tiêu chí khác nhau.
Theo đó, trang trại đặt ở địa điểm phù hợp, không có ao tù nước đọng, được sự đồng ý của chính quyền địa phương và các ban ngành liên qua, ở xa khu dân cư, không gây ảnh hưởng đến người dân xung quanh, không có nguy cơ về hóa chất và sinh học; có nguồn nước sạch, đầy đủ, có môi trường phù hợp; không gần lò mổ hoặc vùng đệm với khu vực có dịch lở mồm long móng.
Diện tích và quy hoạch trang trại có các khu chăn luôn và khu tiện ích riêng và phù hợp với quy mô chăn nuôi như: cần có khu trồng cỏ, chuồng gia súc, khu bảo quản thức ăn chăn nuôi, khu tiện ích, hệ thống tập kết đồ hỏng an toàn, có hàng rào ngăn cách với các khu xung quanh và có thể quản lý hoạt động ra vào của người và động vật; có quy hoạch khu nhà ở riêng biệt cho người.
Trang trại phải phù hợp với từng loại gia súc, phân chia khu vực gia súc theo từng độ tuổi hoặc kích cỡ; kết cấu chuồng trại phải xây dựng bằng vật liệu vững chắc, dễ vệ sinh, bảo trì, có hệ thống thông khí tốt, mái nhà cao từ 3m trở lên; có đường đi lại, lên xuống cho gia súc, có các loại chuồng riêng biệt cho từng loại như chuồng con đực giống, chuồng gia súc đang nuôi con…
Sàn chuồng trại cần lát xi măng, không trơn, dễ vệ sinh và khử trùng, có hệ thống thoát nước tốt.
Chuồng trại nuôi nhốt có thể là chuồng đơn hoặc chuồng chung cần chia phù hợp với độ tuổi, kích cỡ, số lượng.
Hàng rào cao ít nhất 150cm, hàng rào bên ngoài của chuồng nên có 4 hàng rào, hàng rào bên trong nên có 3 hàng rào.
Nơi cho ăn cần dễ vệ sinh và phù hợp với số lượng gia súc.
Máng nước làm từ vật liệu dễ vệ sinh và đặt ở vị trí phù hợp.
Trang trại phải có kho chứa thức ăn và nơi bảo quản thiết bị đảm bảo sạch sẽ và thông thoáng.
Thức ăn gia súc phải có chất lượng tốt, qua kiểm định an toàn, không bắt nguồn từ nơi có dịch; không nhiễm hóa chất nguy hiểm, không có chất kích thích tăng trưởng. Trường hợp sử dụng thức ăn hỗn hợp cần chú ý điến nhu cầu dinh dưỡng với từng độ tuổi. Việc vận tải thức ăn gia súc phải đảm bảo không bị mưa và có biên bản về sử dụng thức ăn gia súc một cách có hệ thống.
Nước phục vụ chăn nuôi phải sạch, an toàn, đầy đủ; nguồn nước không có nguy cơ về hóa chất và bệnh dịch.
Việc quản lý trang trại phải có sổ tay công tác trang trại ghi chép rõ các công việc như cơ cấu tổ chức, các công việc và quản lý đàn gia súc, thức ăn, nước, đảm bảo sức khỏe cho gia súc, kế hoạch sản xuất, thị trường…
Nhân sự làm việc trong trang trại phải có số lượng, sức khỏe và chuyên môn đáp ứng công việc, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, có tổ chức tập huấn chuyên môn, có tổ chức khám sức khỏe định kỳ; không để người nhiễm bệnh nguy hiểm làm việc trong trang trại.
Phải thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học, có khu khử khuẩn trước trên đường vào trang trại, khu chuồng trại, tại các chuồng; có thiết bị phục vụ đảm bảo vệ sinh, bảo trì, kiểm tra phân, rửa và khử khuẩn chuồng trại thường xuyên.
Có bác sĩ thú y hoặc có nhân viên được giao chăm sóc gia súc. Cần cách li, kiểm tra sức khỏe cho gia súc trước khi đưa gia súc vào trang trại, có kế hoạch tiêm vaccine phòng dịch và khử trùng trong vào ngoài trang trại; phương tiện sử dụng trong trang trại cũng phải vệ sinh và khử khuẩn trước và sau khi dùng; việc ra vào trang trại cần phải được ghi chép lại; Trang trại cần đề phòng bệnh lở mồng long móng, bệnh tụ máu trâu bò và các bệnh dịch theo mùa; cần có sự kiểm tra 1 năm 1 lần đối với các dịch bệnh nguy hiểm.
Trang trại phải có chuồng riêng dành để cách li và điều trị trâu bò bị bệnh, có biện pháp diệt trừ các con vật trung gian truyền bệnh. Trong trường hợp xuất hiện hoặc nghi xuất hiện dịch phải thực hiện các biện pháp quy định ở điều 29 luật chăn nuôi và thú y số 08 ngày 11/11/2016.
Trang trại gia súc phải đảm bảo môi trường, thực hiện theo sổ tay về tiêu hủy xác gia súc, xử lý nước thải, thu nhặt rác và phân động vật đảm bảo vệ sinh.
Trang trại đảm bảo điều kiện chăm sóc gia súc tốt, thức ăn đầy đủ, điều trị gia súc ốm hoặc tàn tật. Việc cưỡng ép, đóng gói, vận chuyển gia súc phải đảm bảo nhân đạo. Trong trường hợp phải giết động vật, đảm bảo không tàn nhẫn. Trang trại phải có khu cho gia súc chuẩn bị cung ứng để đảm bảo gia súc không bị bệnh.
Trang trại phải có hệ thống ghi nhận thông tin gia súc như hệ thống đóng dấu gia súc, đánh số vào tai, đánh ký hiệu điện tử… thể hiện chủng loại, mã số, giống, giới tính, tuổi, nguồn gốc bố mẹ, ngày nhập về trang trại, lịch sử phát triển, số lượng, năng suất, tiêm vaccine, lịch sử điều trị bệnh; ghi chép về môi trường và nguyên nhân phát sinh dịch bệnh trong ít nhất 3 năm sau khi nhập gia súc về.
Tổng hợp