Chú ý trong khai báo thông tin:
– Doanh nghiệp hoạt động tại Lào hàng năm khi kết thúc năm phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế. Phải chú ý, trong thực tế, trừ khi cơ quan thuế có yêu cầu đặc biệt, phần lớn doanh nghiệp sở tại khi nộp báo cáo tài chính cơ bản đều là báo cáo tài chính nội bộ chưa qua kiểm toán. Thông thường, chỉ các tổ chức, doanh nghiệp tài chính, công ty cho vay tín dụng mới phải yêu cầu cung cấp báo cáo tài chính đã qua kiểm toán.
– Luật thuế Lào quy định, những doanh nghiệp tổng thầu và nhà thầu phụ nước ngoài trước khi triển khai thực hiện dự án tại Lào phải có chứng nhận nộp thuế. Đáng chú ý, trong thực tế, doanh nghiệp tổng thầu và nhà thầu phụ gần như không thể tự mình thực hiện xin cấp các chứng nhận này, các thủ tục xin chứng nhận phải thông qua cơ quan đại diện sở tại của Lào để đại diện trình nộp co cơ quan thuế.
Chú ý trong khai báo nộp thuế:
– Quan hệ với cơ quan thuế trước khi thực hiện các thủ tục chính thức: Thông thường, trước khi người nộp thuế tại Lào chính thức nộp hồ sơ cho cơ quan thuế, đã phải đạt được ý kiến thống nhất với cơ quan thuế về những nội dung liên quan đến việc nộp thuế của mình. Từ đó, thường thấy rằng khả năng doanh nghiệp bị cơ quan thế của Lào nghi hoặc gian lận thuế là rất thấp. Tuy nhiên, trong trường hợp có sự thay đổi về nhân viên phụ trách thuế của doanh nghiệp hoặc nhân viên phụ trách cơ quan thuế, doanh nghiệp có thể do đó nảy sinh ý kiến bất đồng trong khai báo thuế, xử lý nộp thuế với cơ quan thuế. Trong trường hợp này, doanh nghiệp cần tích cực tìm cách liên hệ, kết nối với cơ quan thuế để tìm kiếm sự thống nhất trước khi tiến hành các thủ tục thuế chính thức, từ đó sẽ giảm thiểu được tương đối nhiều những phức tạp, rủi ro trong khai báo thuế.
– Chú ý trong khai báo nộp thuế của chi nhánh hoặc văn phòng đại diện: Luật pháp Lào quy định, việc thành lập chi nhánh chỉ hạn chế áp dụng với doanh nghiệp thuộc các loại sau: Công ty hàng không, tổ chức tài chính và công ty bảo hiểm.
+ Đối với chi nhánh, doanh nghiệp khi thành lập chi nhánh tại Lào cần phải xây dựng quy trình quản lý hợp quy về thuế giá trị gia tăng VAT của mình, đồng thời xin khai báo nộp thuế VAT với cơ quan thuế sở tại. Tổng công ty phải tính tổng hợp mức thuế VAT mà các chi nhánh phải nộp, đồng thời tổng công ty phải khai báo thông tin thống nhất với cơ quan thuế sở tại.
+ Đối với văn phòng đại diện, theo quy định của Lào, văn phòng đại diện do doanh nghiệp nước ngoài thành lập tại Lào không được phép thực hiện bất kỳ hoạt động sinh lợi nhuận nào, chỉ được cho phép thực hiện việc tiềm hiểu nghiên cứu tình hình đầu tư của Lào và thu thập các số liệu liên quan. Phải chú ý, văn phòng đại diện vẫn phải xin Sở Tài chính cấp tỉnh sở tại cấp mã số thuế để thực hiện việc nộp thuế thu nhập đối với người lao động.
Chú ý trong xử lý xung đột giữa quy định thuế, hiệp định thuế quan: Khi xảy ra xung đột giữa luật thuế của Lào và các hiệp định thuế quan mà Lào đã tham gia, ký kết, Lào không có các quy định pháp lý rõ ràng về việc phải ưu tiên thực thi các điều khoản của hiệp định thuế quan. Trong thực tế, cơ quan thuế sở tại của Lào sẽ căn cứ vào các yếu tố như sự lý giải của tự mình đối với hiệp định thuế quan, căn nhắc ảnh hưởng của các điều khoản hiệp định thuế quan để đưa ra lựa chọn vận dụng. Do đó, các nước thành viên hiệp định thuế quan ký kết với Lào và các doanh nghiệp nước ngoài có quan hệ kinh doanh với doanh nghiệp sở tại của Lào, trước khi tiến hành giao dịch phải xin tư vấn ý kiến xử lý từ cơ quan thuế của Lào đối với thuế dự kiến sẽ phải nộp, từ đó tránh được các rủi ro do từ mức thuế không thông nhất giữa luật thuế và các hiệp định thuế của Lào gây ra.
Chú ý trong nhận định khả năng bị điều tra thuế: Doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nước ngoài thường thiếu hiểu biết về những nguyên nhân dẫn tới điều tra thuế, do đó có thể khiến gia tăng chi phí thuế. Thực tế, tình hình bức tranh thuế của Lào khá đặc biệt, việc điều tra thuế tại Lào là rất hiếm thấy. Như đã nói ở trên, trong tình huống bình thường, người nộp thuế thường tiến hành khai báo thuế dưới sự chỉ đạo của cơ quan thuế chủ quản, người nộp thuế trước khi tiến hành khai báo thuế chính thức thường đã liên hệ, có sự hướng dẫn của cơ quan thuế. Do đó, khả năng doanh nghiệp bị cơ quan thuế của Lào nghi ngờ gian lận thường là rất thấp. Điều phải chú ý là cố gắng tránh những rủi ro do việc thay đổi, biến động về nhân viên thuế của doanh nghiệp hoặc nhân viên phụ trách phía cơ quan thuế dẫn đến phát sinh những biến động bất lợi trong xử lý thuế cho doanh nghiệp.
Chú ý trong lựa chọn hình thức đầu tư tại Lào nhằm tối ưu hóa về thuế:
Thời kỳ đầu khi doanh nghiệp đầu tư tại nước ngoài, thường phải xây dựng cơ cấu đầu tư tài chính hiệu quả, không chỉ có thể tối ưu hóa một cách hiệu quả nghĩa vụ thuế tổng thể hoạt động đầu tư nước ngoài, giảm thiểu rủi ro về thuế, còn có thể đạt được hiệu quả quản lý và vận hành doanh nghiệp cao hơn, có lợi cho hoạt động mở rộng đầu tư nước ngoài của doanh nghiệp về sau.
Hình thức cơ cấu đầu tư nước ngoài thường được phân thành hai loại là cơ cấu nắm quyền chi phối cổ phần trực tiếp và cơ cấu nắm quyền chi phối cổ phần gián tiếp. Theo đó:
+ Cơ cấu nắm quyền chi phối cổ phần trực tiếp để chỉ việc doanh nghiệp trực tiếp thành lập công ty con hoặc chi nhánh tại Lào.
+ Cơ cấu nắm quyền chi phối cổ phần gián tiếp để chỉ việc thông qua nước thứ ba tại Việt Nam hoặc bên ngoài lãnh thổ Lào thành lập công ty nắm quyền chi phối cổ phần một tầng hoặc nhiều tầng, từ đó gián tiếp kiểm soát công ty vận hành kinh doanh tại Lào.
Hai hình thức trên có những ưu điểm, nhược điểm, chẳng hạn như sau:
Cơ cấu nắm quyền chi phối cổ phần trực tiếp | Cơ cấu nắm quyền chi phối cổ phần gián tiếp | |
Ưu điểm | – Đơn giản hóa, giảm thiểu quy trình đầu tư và thủ tục thành lập doanh nghiệp.
– Giảm thiểu chi phí thành lập, kinh doanh, quản lý liên quan. |
– Giảm thiểu nộp thuế lợi tức cổ phần sở tại.
– Tránh được việc phải nộp thuế sở tại đối với lợi nhuận chuyển nhượng cổ phần. Công ty nắm quyền chi phối cổ phần tầng thứ nhất có thể thuận tiện trong quản lý đầu tư nước ngoài, đồng thời ở mức độ nhất định có thể giảm thiểu rủi ro khi là công ty nước ngoài chi phối hay công ty sở tại của công ty nắm quyền chi phối cổ phần tầng thứ hai. – Việc lên sàn nước ngoài sẽ linh hoạt hơn. |
Nhược điểm | – Nghĩa vụ thuế phân chia lợi tức cổ phần cao.
– Thuế thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần cao, loại thuế này không thể trì hoãn đến giai đoạn sau, do đó gánh nặng về thời gian nộp thuế là tương đối nặng. – Doanh nghiệp trong nước (nước đầu tư) khi chuyển nhượng cổ phần công ty con ở nước ngoài, phải nộp báo cáo chuyển nhượng cổ phần cho cơ quan quản lý ngoại hối, đồng thời phải chuyển lợi nhuận ngoại hối đạt được về trong nước, việc quản lý ngoại hối phức tạp. – Nếu doanh nghiệp trong nước (nước đầu tư) có nhiều dự án đầu tư nước ngoài được đưa vào phạm vi lên sàn chứng khoán, trong tương lai sẽ phải tiến hành cơ cấu và điều chính với quy mô lớn, lên sàn nước ngoài thiếu tính linh hoạt. |
– Cần chi phí thành lập và duy trì công ty trung gian nắm quyền chi phối cổ phần, đồng thời có thể phải đáp ứng phù hợp yêu cầu tính thực chất của nước sở tại đối với công ty nắm quyền chi phối cổ phần.
– Việc trì hoãn nộp thuế với hoạt động phân chia cổ tức, lợi nhuận chuyển nhượng cổ phần tồn tại rủi ro thuế ở mức độ nhất định. |
Doanh nghiệp khi xây dựng cơ cấu đầu tư hải ngoại, phải căn cứu kế hoạch phát triển nghiệp vụ tại nước ngoài của tự doanh nghiệp, xe xét tổng hợp các yếu tố như quy định pháp luật về đầu tư, bảo hộ vốn, nhu cầu tài chính, chuyển vốn về nước, tỷ suất thuế vv…Trong đó, các nội dung thuế phải chú ý đặc biệt bao gồm:
– Với doanh nghiệp nước đi đầu tư: Phải chú ý Thuế thu nhập đối với thu nhập cổ tức; Thuế thu nhập lợi tức vốn; Hiệp định thuế; quy định về doanh nghiệp sở tại, công ty nước ngoài bị chi phối cổ phần; miễn giảm thuế nước ngoài.
– Với doanh ghiệp có công nắm quyền chi phối cổ phần trung gian: Phải chú ý thuế thu nhập của nước sở tại đối với thu nhập từ lợi tức, lãi suất vốn; Thuế lợi nhuận định mức đối với lợi tức, lãi suất vốn; định mức thuế.
– Với doanh nghiệp có công ty con hoặc công ty giữ quyền chi phối cổ phần tại Lào: Phải chú ý thuế thu nhập định mức đối với chuyển ngoại hối cổ tức, thuế định mức lãi suất vốn; hiệp định thuế.
* Về thuế thu nhập và thuế thu nhập định mức đối với cổ tức, lãi suất vốn:
Doanh nghiệp Việt Nam khi nhận lợi tức được chia bởi công ty nắm quyền chi phối cổ phần ở nước ngoài, hoặc khi nhận lãi suất vốn từ hoạt động chuyển nhượng công ty nắm quyền chi phối cổ phần ở nước ngoài phải nộp thuế thu nhập cho cơ quan thuế trong nước với tỷ lệ thuế phù hợp.
Thuế thu nhập mà công ty kinh doanh đã nộp tại Lào, Thuế thuế thu nhập định mức với lợi tức, lãi suất vốn mà công ty mẹ đã nộp tại Lào, nếu phù hợp điều kiện nhất định, có thể được miễn giảm ở mức nhất định thuế thu nhập mà công ty mẹ phải nộp trong nước đối với thu nhập lợi tức nhận được từ công ty kinh doanh tại Lào hoặc lãi suất vốn nhận được từ việc chuyển nhượng cổ phần công ty kinh doanh tại Lào. Đồng thời, như đã đề cập ở trên, khi công ty kinh doanh tại Lào chia cổ tức cho công ty mẹ ở nước ngoài, Lào sẽ không trưng thu thuế thu nhập định mức.
Nếu công ty mẹ thông qua công ty nắm quyền chi phối cổ phiếu trung gian để nắm cổ phần tại công ty kinh doanh tại Lào, công ty trung gian mà doanh nghiệp nắm quyền chi phối cổ phần đó sẽ nộp lợi nhuận và lợi tức cổ phần của công ty kinh doanh ở Lào cho công ty mẹ, do đó xem xem xét thuế thu nhập định mức trưng thu với việc chuyển ngoại hối lợi tức mà công ty nắm quyền chi phối cổ phần phải nộp cho nước sở tại.
* Hiệp định thuế:
Phải chú ý các hiệp định thuế mà Lào tham gia, bao gồm hiệp định thuế giữa Lào – Việt Nam, hiệp định thuế giữa Việt Nam với nước sở tại đặt công ty trung gian mà doanh nghiệp nắm quyền chi phối cổ phần, hiệp định thuế giữa Lào với nước đặt công ty trung gian mà doanh nghiệp nắm quyền chi phối cổ phần.
Chẳng hạn, nếu nước đặt công ty trung gian mà doanh nghiệp nắm quyền chi phối cổ phần đã ký kết hiệp định thuế ưu đãi song phương với Việt Nam hoặc Lào, thì công ty kinh toanh tại Lào thông qua công ty trung gian mà doanh nghiệp nắm quyền chi phối cổ phần có thể được miễn giảm thuế thu nhập định mức phải nộp khi chuyển ngoại hối lợi tức cổ phần cho công ty mẹ tại Việt Nam, và được miễn giảm thuế thu nhập định mức phải nộp khi thu được lãi suất vốn việc chuyển nhượng cổ phần công ty kinh doanh tại Lào hoặc chuyển nhượng cổ phần công ty trung gian mà doanh nghiệp nắm quyền chi phối cổ phần.