Tại cuộc họp trực tuyến ngày 11/11/2021 do Bộ Ngoại giao Lào phối hợp với LHQ tổ chức về việc “Hướng tới chiến lược chuyển tiếp thuận lợi sau khi ra khỏi danh sách nước kém phát triển nhất tại Lào”, trao đổi về những tác động và giải pháp giúp Lào ra khỏi danh sách LDC thành công.
Tác động đến lĩnh vực Thương mại đáng kể nhất là việc xuất khẩu sang Châu Âu (chiếm khoảng 6% xuất khẩu của Lào). Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC) ước tính việc Lào ra khỏi LDC có thể dẫn đến thiệt hại thương mại 102 triệu USD, tương ứng với gần 1,2% xuất khẩu dự kiến của Lào trong năm 2026, trong đó 73 triệu USD là sang thị trường EU. Các sản phẩm bị ảnh hưởng chủ yếu liên quan đến ngành may mặc (56 triệu USD theo ước tính của ITC), tiếp theo là đường, giày dép và lúa gạo. Lào sẽ không được hưởng lợi chính sách theo các hiệp định WTO đối với các nước trong danh sách LDC, cũng như một số nguồn hỗ trợ kỹ thuật và nâng cao năng lực liên quan đến thương mại…
Đối với việc hỗ trợ phát triển, Lào sẽ mất một số nguồn dành riêng cho các nước trong danh sách LDC (sau giai đoạn chuyển tiếp) – viện trợ không hoàn lại chuyển dần sang cho vay ưu đãi hoặc với lãi suất cao hơn từ một số đối tác phát triển.
Hợp tác phát triển được cho là sẽ có tác động không lớn ở Lào. Lào không còn được tiếp cận với các cơ chế hỗ trợ kỹ thuật và tài chính dành riêng cho các nước LDC bao gồm Quỹ LDC để thích ứng với biến đổi khí hậu, Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) …
Các yếu tố quyết định đến quá trình chuyển tiếp suôn sẻ ở Lào gồm (1) Mức độ ưu tiên của Chiến lược chuyển tiếp quốc gia (STS), sự lãnh đạo sâu sát ở tầm quốc gia và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế. (2) Các ưu tiên: (i) Tiếp cận nhiều hơn với nguồn tài chính ưu đãi cho phát triển; (ii) Thực hiện các cam kết ODA; (iii) Dùng vốn ODA làm đòn bẩy để tiếp cận thêm nguồn tài chính từ khu vực công và khu vực tư nhân; (iv) Tăng cường phối hợp với các tổ chức tài chính quốc tế; (v) Hợp tác phát triển Nam-Nam và hình thành các tam giác phát triển. và (3) Các ưu tiên Lào nên tập trung: (i) Giảm mạnh nợ công và ổn định kinh tế vĩ mô; (ii) Chuyển đổi cơ cấu kinh tế bền vững và toàn diện; đa dạng hóa kinh tế; hội nhập khu vực; (iii) Giảm bất bình đẳng nông thôn/thành thị và các bất bình đẳng khác; (iv) Xây dựng khả năng chống chịu với thiên tai và đảo ngược suy thoái môi trường.
Theo ĐSQVN tại Lào